Đau dạ dày và tác dụng của tinh bột nghệ vàng mật ong

Đau dạ dày và tác dụng của tinh bột nghệ vàng mật ong

Đau dạ dày là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Hiện nay bệnh đau dạ dày đang có chiều hướng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày. Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền kinh nghiệm sử dụng tinh bột nghệ vàng mật ong giúp chữa trị cho những người bị đau dạ dày hiệu quả.

Bài liên quan:

Đường tiêu hóa của người gồm dạ dày, thực quản, tá tràng và ruột. Vết loét  là vết thương hình thành ở niêm mạc của đường tiêu hóa. Tùy theo các vị trí của viêm và loét mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng, viêm loét cả dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày[i].

Theo y học cổ truyền, đau dạ dày là tình trạng rối loạn công năng của các tạng phủ Can, Tỳ, Vị thuộc hội chứng Vị quản thống[ii].

Viêm loét dạ dày tá tràng là kết quả của sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng và một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.

– Nhóm bảo vệ là lớp dịch nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày và ion bicarbonate giúp trung hòa một phần acid dịch vị và cắt chúng thành những phân tử ít hại hơn. Tuần hoàn máu trong dạ dày cũng góp phần vào việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Nhóm yếu tố tấn công gồm acid dịch vị (HCl), men pepsine. Những dịch tiêu hóa mạnh này được cho là đã thúc đẩy quá trình tạo loét ở dạ dày. Vi khuẩn HP được tìm thấy trên phần lớn bệnh nhân viêm loét dạ dày và được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh này.

Nguyên nhân gây đau dạ dày[iii]:

Nguyên nhân gây đau dạ dày gồm các yếu tố như:

– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori[iv] (HP): Hơn 1 tỷ người trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP. Ước tính một nửa dân số Hoa Kỳ lớn hơn 60 tuổi đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm vi khuẩn HP trong nhiều năm, dẫn đến loét dạ dày ở 10% đến 15% những người bị nhiễm bệnh. Trước đây, vi khuẩn HP được tìm thấy ở hơn 80% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và tá tràng. Hiện nay, với kỹ thuật chẩn đoán và phác đồ điều trị mới chỉ có 20% trường hợp loét có liên quan với vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP được tìm thấy trong dạ dày, kháng được acid dạ dày, có thể làm tổn thương mô của dạ dày và tá tràng, gây viêm và dẫn tới loét.

– Các thuốc NSAIDs (non-steroidal anti-inflammatory drugs): dùng thuốc kháng viêm không steroid lâu dài, (thuốc aspirin, ibuprofen và thuốc trị khớp) cũng có thể là nguyên nhân gây loét vì chúng gây tổn hại niêm mạc dạ dày. Thuốc làm tăng tiết acid và pepsin, ức chế tiết dịch nhầy và bicarbonate của dạ dày.

– Thuốc lá: không chỉ là yếu tố nguy cơ của loét, mà còn tăng thêm nguy hiểm cho các biến chứng như: chảy máu, thủng và co thắt dạ dày.

– Cafein, rượu, thức ăn cay.

– Căng thẳng về cảm xúc và thể chất có thể làm vết loét trầm trọng thêm.

Triệu chứng đau dạ dày:

– Người bị đau dạ dày thường có những cơn đau bụng với các đặc điểm sau:

+ Đau thượng vị góc phần tư trên trái

+ Thường được miêu tả là rát nóng

+ Có thể lan ra sau lưng

+ Thường xảy ra 1-5 giờ sau bữa ăn

+ Triệu chứng có thể thuyên giảm sau khi ăn một chút thức ăn, dùng chất kháng acid (đối với viêm loét tá tràng), hoặc sau khi nôn mửa (viêm loét dạ dày)

+ Cơn đau thường theo một mô hình cụ thể hàng ngày cho từng bệnh nhân.

 – “Những dấu hiệu báo động” cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến khoa tiêu hóa bao gồm:

+ Chảy máu hoặc thiếu máu

+ Ăn mau no

+ Giảm cân không rõ nguyên nhân

+ Khó nuốt tiến triển hoặc nuốt đau

+ Ói mửa thường xuyên

+ Tiền sử gia đình có ung thư tiêu hoá

– NSAIDs có thể gây viêm dạ dày hay loét tiêu hoá “thầm lặng”.

– Xuất hiện đột ngột triệu chứng của thủng loét.

– Xuất huyết tiêu hoá có thể xuất hiện trên bệnh nhân viêm dạ dày, thường ở những bệnh nhân cao tuổi.

– Có thể biểu hiện các triệu chứng phù hợp với tình trạng thiếu máu (mệt mỏi, khó thở).

Nghệ vàng và tác dụng của tinh bột nghệ mật ong

Tác dụng của nghệ vàng với bệnh đau dạ dày theo y học cổ truyền:

Nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa Linn. hay Curcuma domestica Valeton, thuộc họ Gừng – Zingiberaceae. Theo đông y nghệ vàng có các tên gọi khác là uất kim, khương hoàng. Nghệ vàng có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống, giúp tiêu mủ, lên da non, chữa các bệnh viêm loét, chữa lành các vết thương. Dân gian coi nghệ vàng là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nghệ vàng được dùng để chữa các bệnh liên quan đến đau bụng. Cả hai ngành y học Ayurvedic và y học cổ truyền Trung Quốc đều coi nghệ là thứ thuốc tốt cho việc hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch dạ dày. Nó cũng được sử dụng cho các chứng bệnh đường tiêu hóa, để giảm đầy hơi, vàng da, kinh nguyệt thất thường, đau co thắt, sưng đau bụng[v]. Nghệ có tác dụng chống viêm, lợi mật, chống vi khuẩn, tiêu khí trong bụng[vi].

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, theo tài liệu cổ nghệ vàng thường được dùng trong bệnh đau dạ dày[vii].

Tác dụng của nghệ vàng với bệnh đau dạ dày qua các nghiên cứu:

Năm 2001, Prucksunand và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu cho thấy nghệ vàng có tác dụng đối với bệnh loét dạ dày tá tràng. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở 45 bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng uống nghệ trong viên nhộng ở liều 2 viên (mỗi viên 300mg) 5 lần một ngày. Sau 4 tuần điều trị, các vết loét đã không còn ở 48% các bệnh nhân. Sau 12 tuần điều trị, các ca không còn bị viêm loét tăng lên đến 76%[viii]. Một thử nghiệm mù đôi công bố năm 1993 của Kositchaiwat  và Havanondha cho thấy nghệ rất hữu hiệu với những người bị khó tiêu hoặc những người bị viêm loét dạ dày hoặc ruột, nhưng không có tác dụng bằng antacid[ix].

Nghiên cứu tiến hành ở 55 bệnh nhân viêm loét dạ dày, trong đó có 35 bệnh nhân bao gồm 20 nam và 15 nữ tuổi từ 22 đến 50 có xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP. Các bệnh nhân được sử dụng viên nhộng chứa nghệ, liều mỗi lần 2 viên (mỗi viên 250mg) 4 lần mỗi ngày, 1h trước khi ăn trong 4 tuần và 8 tuần. Sau 4 tuần điều trị 35 ca không còn vết loét, trong đó có 20 ca có xét nghiệm dương tinh với vi khuẩn HP. Sau 8 tuần 13 ca nữa không còn vết loét, trong đó có 8 ca nhiễm vi khuẩn HP[x].

Một nghiên cứu được tiến hành ở 116 bệnh nhân với nhiều loại hình rối loạn tiêu hóa – acid, suy nhược và đầy hơi. Trong đó, 41 bệnh nhân đã được dùng một giả dược và 39 bệnh nhân dùng nghệ Curcuma domestica  Val. và 36 bệnh nhân nhóm đầy hơi. Trong nhóm dùng giả dược, 53% cho thấy dấu hiệu cải thiện trong khi đó con số này cao hơn ở nhóm bị đầy hơi (83%) và các nhóm dùng curcuma (87%). Sự khác biệt trong phản ứng này chứng tỏ những lợi ích tinh bột nghệ có thể cung cấp cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa[xi].

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển và Việt Nam đã được tiến hành để xác định lợi ích của củ nghệ đối với bệnh loét tá tràng. Bệnh nhân bị loét tá tràng được chia thành 2 nhóm. Một nhóm được cho dùng giả dược và nhóm khác bổ sung nghệ với liều lượng 6g/ngày. Xét nghiệm được thực hiện trước và sau khi điều trị ở tất cả các bệnh nhân. Các vết lở loét có kích thước tương tự (đường kính 5mm) ở các bệnh nhân và họ không dùng các loại thuốc khác. Trong nghiên cứu theo dõi 4 tuần sau khi điều trị, tỷ lệ lành bệnh ở cả hai nhóm là như nhau. Sau 8 tuần, nhóm bổ sung nghệ có tỷ lệ lành bệnh là 27% và nhóm dùng giả dược là 29%. Cả hai nhóm đều dung nạp thuốc của họ tốt[xii].

Ðoàn Thị Nhu đã thử nghiệm lâm sàng về tác dụng điều trị loét hành tá tràng của nghệ mật ong (phối hợp với nhau) so sánh với một thuốc kháng acid. Liều thuốc nghệ mật ong được dùng hàng ngày là 12g bột nghệ trộn với 6g mật ong. Liều thuốc kháng acid dùng hàng ngày tương ứng với khả năng trung hòa 340 milimol acid hydrocloric. Số người bệnh điều trị là 30 bệnh nhân nội trú, thời gian điều trị là 8 tuần. Trong nhóm bệnh nhân được điều trị bằng nghệ mật ong có 50% đã hết các triệu chứng lâm sàng, căn cứ vào kiểm tra nội soi và chụp X-quang thì các vết loét đã lành.Trong nhóm bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng acid thì có 80% đã hết các triệu chứng và các vết loét đã lành. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghệ – mật ong có thể chữa lành bệnh viêm dạ dày, tá tràng.

Khoảng trên 25 năm nay, rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã cho thấy curcumin – hoạt chất chính màu vàng trong nghệ – có tác dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, đặc biệt ở những ca mắc bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

Mahady G.B. và cs (2002)[xiii], Han C.L. (2006)[xiv] đã phát hiện ra tiềm năng kháng HP của curcumin dẫn đến việc nghiên cứu rất công phu của nhóm tác giả Ấn độ đứng đầu là Ronita De (2009)[xv] và đã đi đến kết luận: Curcumin ức chế sự phát triển in vitro của 65 chủng vi khuẩn HP được phân lập từ các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Đa số những chủng này đã kháng thuốc metronidazol (thuốc kháng sinh điều trị bệnh đau dạ dày). Han C.L.đã chứng minh rằng hoạt tính kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP là do curcumin đã ức chế một số enzym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin vòng thơm cần thiết cho vi khuẩn. Rai D.J. và cs (2008) cho rằng curcumin đã ức chế các enzym và cơ chế điều phối sự phân bào của HP.

Cũng nhóm nghiên cứu của Ronita De (2009) đã gây loét dạ dày thực nghiệm cho chuột nhắt bằng các chủng HP phân lập từ người mắc loét đường tiêu hóa. Hai tuần sau khi gây nhiễm, cho chuột uống curcumin 25mg/kg/ngày trong 7 ngày, sau đó giết chuột, kiểm tra mô bệnh học dạ dày và so sánh với lô chứng không được điều trị. Kết quả cho thấy curcumin đã phục hồi được những tổn thương trợt loét niêm mạc, và sự xâm nhập tế bào viêm vào niêm mạc dạ dày.

Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị, làm giảm hoạt tính các peroxid (tác dụng chống oxy hóa), làm giảm IL-6 là cytokin thúc đẩy viêm[xvi].

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét, curcumin còn có tác dụng bảo vệ, dự phòng loét dạ dày. Morsy MA. và El-Moselhy MA. (2013)[xvii] đã gây loét dạ dày cho chuột cống bằng indometacin. Trước khi gây loét, cho chuột uống curcumin với liều 50 mg/kg. Kết quả cho thấy curcumin đã làm giảm chỉ số loét, làm giảm hoạt tính acid và pepsin dịch vị (giảm yếu tố gây loét), làm tăng nồng độ chất nhày (mucin) trong dịch vị, tăng mức oxid nitric trong dịch nhày (tăng yếu tố bảo vệ).

MUA TINH BỘT NGHỆ NGUYÊN CHẤT Ở ĐÂU?

Tinh bột nghệ vàng Thu Hương (gọi tắt: Tinh nghệ Thu Hương) là một thứ bột mịn, màu vàng đỏ, vị hơi đắng, hơi cay. Tinh bột nghệ Thu Hương có màu vàng đỏ và mùi đặc trưng của nghệ. Tinh bột nghệ không tan trong nước, hầu như không bắt màu vàng khi dây ra tay, dễ dàng rửa sạch với nước.

– Độ ẩm: khoảng 10%.

– Đạt 10 chỉ tiêu về chất lượng và vệ sinh ATTP, hoạt chất chính trong tinh bột nghệ vàng là curcuminoid, chiếm tỷ lệ 2.5 %w/w (có Phiếu kiểm nghiệm  chất lượng của Trung tâm kiểm nghiệm – Thuộc Viện Thực phẩm chức năng cấp).

– Tinh bột nghệ Thu Hương được Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp mã số mã vạch số B020088/TCTCĐLCL.

Tinh bột nghệ Thu Hương được đội ngũ các dược sỹ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu dược liệu, nghiên cứu tác dụng của nghệ vàng và các dược sỹ có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp dược cải tiến trang thiết bị sản xuất để có tinh bột nghệ vẫn sản xuất theo phương pháp cổ truyền nhưng nhờ áp dụng các trang thiết bị hiện đại nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng thêm hiệu xuất.

Liên hệ mua tinh bột nghệ: 0904.073,838/04.3784.1340

Bạn có thể tìm hiểu thông tin về tinh bột nghệ Thu Hương tại đây:

»Tinh bột nghệ vàng nguyên chất Thu Hương 1000g giá 800.000đ

Đau dạ dày và tác dụng của tinh bột nghệ mật ong:

Mật ong là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Trong mật ong có chứa nhiều loại đường như fructoza, glucoza, các acid hữu cơ, cùng nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng. Đông y cho rằng mật ong có tác dụng bổ trung, nhuận tràng, an thần, dưỡng vị, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, lipid, đường trong cơ thể, có tác dụng bồi bổ cơ tim, tăng cường thể chất, chống lại bệnh tật. Mật ong được sử dụng chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng.

Theo kết quả nghiên cứu điều trị của Bệnh viện Ostrounop ở Matxcơva, mật ong giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày. Sau một thời gian điều trị bằng mật ong, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa. Những hạt phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với loét dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về tinh bột nghệ và các sản phẩm từ nghệ vàng tại bài sau:

»Tinh bột nghệ vàng và sản phẩm từ nghệ vàng

Nghệ vàng mật ong là phương thuốc quý để giải quyết vấn đề đau dạ dày.

Cách sử dụng phương thuốc tinh bột nghệ mật ong

Trộn tinh bột nghệ vàng và mật ong theo tỷ lệ 1:1 (ví dụ 500g tinh bột nghệ trộn với 500ml mật ong nguyên chất) trong một lọ thủy tinh rộng miệng, khô, sạch, có nắp đậy. Mỗi ngày dùng từ 12g (3 thìa cà phê) đến 36g tinh bột nghệ chia làm 2-3 lần tùy thuộc tình trạng của bệnh và mức độ dung nạp của người bệnh.

Bạn muốn biết vì sao nên người đau dạ dày nên sử dụng tinh bột nghệ vào lúc no xin mời tham khảo bài viết dưới đây:

Đau dạ dày nên dùng tinh bột nghệ vào lúc no hay lúc đói?

Lưu ý:

  • Với những người bị đau dạ dày, sử dụng tinh bột nghệ mật ong sau bữa ăn.
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng tinh bột nghệ vì nghệ có tác dụng co bóp tử cung dễ làm thai không được an.
  • Sản phẩm hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

DS. Phúc Chính

Tài liệu tham khảo

[i] BS. Phạm Văn Thân. 2015. Bạn biết gì về bệnh đau dạ dày. Sức khỏe và đời sống. http://suckhoedoisong.vn/ban-biet-gi-ve-benh-dau-da-day-n104202.html.

[ii] Bài giảng Y học cổ truyền tập 2 (2005), “Viêm loét dạ dày tá tràng”, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 87

[iii] BS. Đồng Ngọc Khanh. 2011. Một số nghiên cứu về Viêm loét dạ dày tá tràng. http://www.hoanmy.com/saigon/mot-so-nghien-cuu-ve-viem-loet-da-day-ta-trang

[iv] http://www.medicinenet.com/peptic_ulcer/page2.htm#what_is_a_peptic_ulcer

[v] Bundy R, Walker A. F, Middleton R. W, Booth J. Turmeric extract may improve irritable bowel syndromesymptomology in otherwise healthy adults: A pilot study. J Altern Complement Med. 2004;10:1015–8.[PubMed

[vi] Mills S, Bone K. Principles and Practice of Phytotherapy. Toronto, ON: Churchill Livingstone; 2000.

[vii] GS. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2014, tr 227

[viii] Prucksunand C, Indrasukhsri B, Leethochawalit M, Hungspreugs K. Phase II clinical trial on effect of the long turmeric (Curcuma longa Linn.) on healing of peptic ulcer. Southeast Asian J Trop Med Public Health.2001;32:208–15. [PubMed]

[ix] Kositchaiwat C, Kositchaiwat S, Havanondha J. Curcuma longa Linn. in the treatment of gastric ulcer comparison to liquid antacid: A controlled clinical trial. J Med Assoc Thai. 1993;76:601–5. [PubMed]

[x] Abdulrahim Aljamal. Effects of turmeric in Peptic Ulcer and Helicobacter pylori. Plant Sciences  Reseach 3 (3) 25-28, 2011.

[xi] V. Thamlikitkul, et al Randomized double blind study of Curcuma domestica Val. for dyspepsia. J Med Assoc Thai. 1989 November; 72(11): 613–620. [Pubmed]

[xii] How Turmeric Helps in Nausea and Ulcers?  http://www.turmericforhealth.com/turmeric-benefits/how-turmeric-helps-in-nausea-and-ulcers

[xiii] Mahady G. B, Pendland S. L, Yun G, Lu Z. Z. Turmeric (Curcuma longa) and curcumin inhibit the growth of Helicobacter pylori, a group 1 carcinogen. Anticancer Res. 2002;22:4179–81. [PubMed]

[xiv]  Han, C., L. Wang, K. Yu, L. Chen, L. Hu, K. Chen, H. Jiang, and X. Shen. 2006. Biochemical characterization and inhibitor discovery of shikimate dehydrogenase from Helicobacter pylori. FEBS J.273:4682-4692. [PubMed]

[xv] De R, Kundu P, Swarnakar S, et al. Antimicrobial Activity of Curcumin againstHelicobacter pylori Isolates from India and during Infections in Mice .Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 2009;53(4):1592-1597. doi:10.1128/AAC.01242-08. [Pubmed]

[xvi] M. Tuorkey, K. Karolin. Anti-ulcer activity of curcumin on experimental gastric ulcer in rats and its effect on oxidative stress/antioxidant, IL-6 and enzyme activities. Biomed Environ Sci. 2009 December; 22(6): 488–495. doi: 10.1016/S0895-3988(10)60006-2.

[xvii] Morsy MA, El-Moselhy MA. Mechanisms of the protective effects of curcumin against indomethacin-induced gastric ulcer in rats. Pharmacology. 2013;91(5-6):267-74.