Tinh bột nghệ vàng và sản phẩm từ nghệ vàng
Tinh bột nghệ vàng ngày càng nhận được sự quan tâm không chỉ của người dùng mà còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên thế giới. Nghệ vàng được coi là thảo dược từ gần 4.000 năm trước ở các nước châu Á và từ vài thập niên gần đây, nghệ vàng đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học phương Tây. Trang GreenMedInfor.com đã thu thập dữ liệu của hơn 5.000 kết quả nghiên cứu và tổng kết gần 600 lợi ích của chất curcumin – hoạt chất chính trong nghệ vàng với sức khỏe [1].
Nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa, một loài thảo mộc thân rễ mọc quanh năm, thuộc họ gừng Zingiberaceae, mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới Nam Á. Ít nhất có đến 133 loài Curcuma đã được xác định trên khắp thế giới. Hầu hết chúng đều có tên gọi gần giống nhau và được dùng trong nhiều công thức chế thuốc [2].
Tại Việt Nam, theo GS. Đỗ Tất Lợi [3] nghệ vàng ở Việt Nam thuộc loài Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour), còn có tên là Uất kim (Radix Curcumae longae) phần rể củ, khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) phần thân rễ, safran des Indes. Việt Nam có nguồn nghệ vàng phong phú, phân bố ở nhiều tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương… Thành phần, hàm lượng curcuminoid và tinh dầu trong củ Nghệ vàng ở các vùng khác nhau, có sự thay đổi lớn do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện trồng trọt, chăm sóc.
Ở Việt Nam đã tìm được 14 loài và hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng với hàm lượng khoảng 0,3%. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Việt Nam thì nghệ vàng trồng tại Hưng Yên Việt Nam cho hàm lượng Curcumin cao nhất Việt Nam.
Trong văn hóa Vedic, tinh bột nghệ được sử dụng để nấu ăn và tôn giáo ở Ấn Độ từ 4.000 năm trước. Nhiều khả năng là nghệ đã đến Trung Quốc vào khoảng năm 700, Đông Phi vào năm 800, và Tây Phi vào khoảng năm 1.200. Năm 1280, Marco Polo đã miêu tả tinh bột nghệ, kinh ngạc tại sao lại có một loại cây có nhiều tính chất như nghệ tây (saffron) đến vậy. Theo các ghi chép về y học của người Sanskrit và trong hệ y học Ayurvedic và Unani, nghệ có một lịch sử dùng làm thuốc tại Nam Á từ rất lâu. Cuốn Tổng hợp Ayurvedic của Susruta, niên đại từ năm 250 trước Công Nguyên, đã nhắc đến việc dùng thuốc nước có chứa nghệ để làm nhẹ tác động của ngộ độc thức ăn [2].
Thành phần của nghệ vàng
Có hơn 100 thành phần được tách chiết từ nghệ. Thành phần chính là một loại dầu, bao gồm turmerone, và các yếu tố tạo màu khác gọi là curcuminoid. Curcuminoid bao gồm curcumin demethoxycurcumin, 5’-methoxycurcumin, và dihydrocurcumin, là những chất chống oxy hóa tự nhiên [4,5].
Phân tích dinh dưỡng cho thấy trong 100g nghệ có chứa 390kcl, 10g chất béo, gồm 3g chất béo bão hòa, 0mg cholesterol, 0.2g canxi, 0.26g phốt pho, 10mg sodium, 2500mg potassium, 47.5mg sắt, 0.9mg thiamine, 0.19mg riboflavin, 4.8mg niacin, 50mg axit ascorbic, 69.9g carbonhydrates, 21g chất xơ, 3g đường, và 8g protein [6]. Nghệ cũng là một nguồn giàu axit béo omega-3 và axit α-linolenic [7].
Theo GS Đỗ Tất Lợi, curcumin là tinh thể nâu đỏ ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ete, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục. Tan trong axit (màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ máu rồi ngả tím). Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Văn Đàn [8] đã xác định trong củ nghệ có hỗn hợp chất màu 3,5 – 4% và phân lập được curcumin tinh kiết với hàm lượng 1,5 – 2%.
Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen C15H24 một cacbon không no, 5% paratolymetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyền. Hai chất sau chỉ thấy có trong tinh dầu Curcuma xanthoriza Roxb.
Ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat, chất béo (dầu nghệ).
Các sản phẩm chế biến từ củ nghệ
Từ củ nghệ tươi, người ta chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như: tinh bột nghệ, bột nghệ, nghệ khô, nghệ lát, và tinh dầu nghệ.
Tinh bột nghệ:
Tinh bột nghệ là thành phần tinh bột của củ nghệ, được chế biến từ củ nghệ tươi. Củ nghệ sau khi rửa sạch, xay nhuyễn, lọc bỏ xơ bằng túi lọc rồi lắng gạn để tách dầu nghệ và nhựa, lấy tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ sau khi được lọc rửa qua nhiều lần nước, để ráo, rồi đem sấy khô ở nhiệt độ thấp ta được tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ vàng cũng có tính chất chung của tinh bột, nhưng có tính chất riêng, đặc trưng của củ nghệ vàng là có màu vàng quý giá của các hợp chất phenolic.
Vì curcuminoid không tan trong nước nên mặc dù lọc rửa qua nhiều lần bằng nước thì curcuminoid vẫn nằm lại trong tinh bột nghệ. Còn việc sấy khô tinh bột nghệ chỉ ở nhiệt độ dưới 60 độ C nên không làm bay hơi mất tinh dầu nghệ là thành phần rất tốt của củ nghệ.
Tinh bột nghệ vàng Thu Hương (gọi tắt: Tinh nghệ Thu Hương) là một thứ bột mịn, màu vàng đỏ, vị hơi đắng, hơi cay. Tinh bột nghệ Thu Hương có màu vàng đỏ và mùi đặc trưng của nghệ. Tinh bột nghệ không tan trong nước, hầu như không bắt màu vàng khi dây ra tay, dễ dàng rửa sạch với nước.
– Độ ẩm: khoảng 10%.
– Đạt 10 chỉ tiêu về chất lượng và vệ sinh ATTP, hoạt chất chính trong tinh bột nghệ vàng là curcuminoid, chiếm tỷ lệ 2.5 %w/w (có Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của Trung tâm kiểm nghiệm – Thuộc Viện Thực phẩm chức năng cấp).
– Tinh bột nghệ Thu Hương được Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp mã số mã vạch số B020088/TCTCĐLCL.
Tinh bột nghệ Thu Hương được đội ngũ các dược sỹ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu dược liệu, nghiên cứu tác dụng của nghệ vàng và các dược sỹ có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp dược cải tiến trang thiết bị sản xuất để có tinh bột nghệ vẫn sản xuất theo phương pháp cổ truyền nhưng nhờ áp dụng các trang thiết bị hiện đại nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng thêm hiệu xuất.
Bột nghệ:
Có nhiều cách để chế biến thành bột nghệ:
Tại Ấn Độ trước đây, củ nghệ được luộc hoặc hấp để loại bỏ mùi hăng, hồ hóa phần bột, và sản xuất ra một sản phẩm có màu đều hơn. Ngày nay, tại một số nước, củ nghệ được cho vào chảo nông hoặc vào vạc sắt lớn chứa nước alkaline 0.05-0.1% (dung dịch muối natri bicarbonat), rồi được đun sôi trong 40-45 phút (ở Ấn Độ) hoặc 6 tiếng (ở Hazare, Pakistan), tùy chủng loại. Sau đó củ nghệ được đưa ra phơi hoặc sấy khô dưới ánh nắng ngay lập tức. Hàm lượng độ ẩm cuối cùng vào khoảng 8-10%. Sau khi rễ khô, người ta mài phần rễ để loại bỏ lớp vỏ thô, cuối cùng nghiền thành bột nghệ. Phần bột nghiền ra sẽ giữ được khả năng tạo màu vô thời hạn, tuy nhiên hương vị của bột nghệ sẽ dần mất đi theo thời gian. Giữ bột nghệ trong mát sẽ làm chậm quá trình mất hương vị này [2].
Theo Dược điển Việt Nam IV, củ nghệ sau khi rửa sạch phơi khô, cũng có thể đồ hoặc hấp trong 6 – 12 giờ rồi đem phơi hoặc sấy khô rồi làm thành bột.[9][1]
Tại Việt Nam, có nơi chiết xuất tinh dầu nghệ bằng phương pháp cất kéo hơi nước để lấy tinh dầu. Nghệ tươi, thái lát, xấy khô, đem xay nhỏ vừa phải rồi đưa vào thiết bị cất tinh dầu. Phần bã còn lại sau khi đã cất lấy tinh dầu được đem xấy khô, xay nhỏ bán trên thương trường cũng với tên gọi “tinh bột nghệ” ?!!!. Thực chất sản phẩm của nơi này là “Bột nghệ đã tách mất tinh dầu” mà tinh dầu nghệ là thành phần rất tốt của củ nghệ, chả thế mà có giá bán đến 20 triệu đồng /lít.
Tinh dầu nghệ:
Tinh dầu nghệ là thành phần bay hơi của củ nghệ, được tách chiết ra khỏi củ nghệ bằng phương pháp cất kéo hơi nước (có nơi còn gọi là cất cuốn hơi nước). Nguyên lý này dựa trên nguyên tắc cất một hỗn hợp 2 chất lỏng bay hơi được, không trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hoà bằng áp suất khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh dầu.
Theo GS. Đỗ Tất Lợi, tinh dầu nghệ chiếm khoảng 1-4% trong củ nghệ, thành phần tinh dầu chủ yếu là curcumen C15H2.
Theo Dược điển Việt Nam IV, hàm lượng tinh dầu nghệ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của củ nghệ. Chính vì vậy, trong mục bảo quản yêu cầu: Để nơi khô, trong bao bì kín, tránh bay mất tinh dầu.
Nghệ lát:
Củ nghệ tươi sau khi rửa sạch, thái lát, phơi trong bóng râm hoặc sấy khô. Hàm lượng ẩm khoảng 12%.
Củ nghệ khô:
Theo GS. Đỗ Tất Lợi, củ nghệ sau khi rửa sạch đem đồ hoặc hấp trong vòng 6-12h, đợi cho ráo nước sau đó đem phơi nắng hoặc sấy khô [3].
Tác dụng của tinh bột nghệ vàng tới sức khỏe.
Tinh bột nghệ vàng giúp phòng và hỗ trợ điều trị trong các trường hợp sau đây:
-
Các bệnh đường tiêu hóa:
- Chứng khó tiêu, khó chịu ở dạ dày, bệnh Crohn, Hội chứng ruột kích thích (IBS) [10], loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) [11], viêm loét dạ dày tá tràng [12], viêm đại tràng [13], tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa [14].
Bạn có thể tham khảo bài viết về tác dụng của tinh bột nghệ vàng với hội chứng ruột kích thích, viêm loét da dày ở các bài dưới đây:
Hội chứng ruột kích thích và cơ duyên gặp tinh bột nghệ vàng
Đau dạ dày và tác dụng của tinh bột nghệ vàng mật ong
- Giải độc gan, tổn thương gan, gan nhiễm mỡ [15].
-
Chống viêm [16], giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus. Dùng trong các trường hợp:
- Bệnh về mắt (viêm màng bồ đào [17], viêm giác mạc).
- Bệnh về đường hô hấp: Lao, hen suyễn, viêm họng, viêm amidal, viêm xoang [18], viêm phế quản, cảm lạnh, ho [19,20].
- Bệnh răng lợi: viêm nha chu [21], nhiệt miệng, herpes [22] (mụn rộp).
- Bệnh xương khớp: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp (RA) [23], thoái hóa khớp, thoái hóa đĩa đệm cột sống.
- Bệnh thận [24]: Viêm thận (viêm thận lupus)
- Viêm đường tiết niệu
- Phối hợp với các dược liệu khác trong điều trị viêm gan virus C [25] cấp tính, viêm gan mạn tính [26].
- Vết thương lâu lành [27,28].
-
Các bệnh chuyển hóa:
- Tiểu đường [29,30]: Curcumin trong tinh bột nghệ vàng hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2, giúp người tiền tiểu đường ngăn ngừa phát bệnh tiểu đường type 2 [31].
- Mỡ máu [32]: Làm giảm lượng cholesterol và lipid toàn phần trong máu. Giảm cân [33], chống béo phì [34,35].
-
Các bệnh do dư thừa gốc tự do [36]:
Quét gốc tự do trong các trường hợp:
- Bệnh Parkinson [37].
- Bệnh Alzheimer [38] (sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ).
- Chống lão hóa da cho phụ nữ và người già, ngăn ngừa các bệnh mạn tính [39].
-
Bệnh tự miễn:
- Bệnh Liken phẳng [40].
- Bệnh vảy nến [41].
- Viêm màng bồ đào[17]
-
Các bệnh phụ nữ:
- Kinh nguyệt không đều, bế kinh [42].
- Phụ nữ sau sinh đau bụng do máu xấu chưa sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết do chấn thương [43], mất ngủ, trầm cảm, viêm đường tiết niệu
- Phụ nữ sau sinh: hoạt huyết làm đẹp da, phục hồi sức khỏe [41, 42].
-
Bệnh ngoài da:
- Chăm sóc da hoàn hảo: Mụn trứng cá, nám da, ngăn ngừa nếp nhăn. Xóa mờ vết thâm, làm liền sẹo.
- Bị bỏng
- Sùi mào gà, eczema (viêm da dị ứng, bệnh chàm) và các nhiễm trùng da khác [44].
- Nứt gót chân và nấm kẽ chân.
- Ngứa da, nấm ngoài da
- Chống lão hóa da [38]
-
Bệnh về thần kinh: [45].
- Giảm các hành vi trầm cảm [46].
- Trẻ mắc bệnh tự kỷ, ADHD
- Mất ngủ.
-
Bệnh ung thư [47]:
Nhiều nghiên cứu trong vài thập kỷ qua đã cho thấy curcumin có trong tinh bột nghệ ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư.
-
Một số trường hợp khác:
- Chống kết tập tiểu cầu, bệnh huyết khối (cục máu đông) [57].
- Phẫu thuật (phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành CABG), phục hồi sau phẫu thuật [58].
Lưu ý: Hiệu quả điều trị của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Ý kiến của các chuyên gia về tinh bột nghệ
Bác sĩ Andrew Weil, nhà sáng lập và giám đốc Trung tâm Thuốc kết hợp Arizona- “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tinh bột nghệ đã được sử dụng hàng thế kỉ cho thực phẩm và thuốc chữa trị này là một chất ngăn ngừa nhiều chứng bệnh đầy triển vọng.”
“Nếu tôi chỉ có thể chọn một loại cây thuốc cho tất cả các nhu cầu về sức khỏe và ăn uống, tôi sẽ không ngần ngại chọn tinh bột nghệ. Có ít bệnh tinh bột nghệ không thể chữa, và nhiều tác dụng mà không loại cây nào khác có thể làm được.” – Bác sĩ David Frawley, người sáng lập / giám đốc Viện nghiên cứu Ấn Độ học tại Santa Fe, New Mexico-
Sayer Ji, nhà sáng lập trang GreenMedInfo.com, tác giả, nhà nghiên cứu, giảng dạy và thành viên hội đồng cố vấn của Liên đoàn sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ nói “Một nghiên cứu gần đây trên bệnh nhân bị Alzheimer cho thấy rằng chỉ 1 gram tinh bột nghệ, sử dụng hàng ngày trong ba tháng, có tác dụng cải thiện đáng kinh ngạc.”
DS. Nguyễn Đức Bôn
Tài liệu tham khảo:
- Sayer Ji, Founder. 600 Reasons Turmeric May Be The World’s Most Important Herb. Available from: http://www.greenmedinfo.com/blog/600-reasons-turmeric-may-be-worlds-most-important-herb
- Prasad S, Aggarwal BB. Turmeric, the Golden Spice: From Traditional Medicine to Modern Medicine. In: Benzie IFF, Wachtel-Galor S, editors. Herbal Medicine: Biomolecular and Clinical Aspects. 2nd edition. Boca Raton (FL): CRC Press/Taylor & Francis; 2011. Chapter 13. Available from: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92752/
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nhà xuất bản Y học, năm 2004, trang 227
- Ruby A. J, Kuttan G, Babu K. D, Rajasekharan K. N, Kuttan R. Anti-tumour and antioxidant activity of natural curcuminoids. Cancer Lett. 1995;94:79–83
- Selvam R, Subramanian L, Gayathri R, Angayarkanni N. The anti-oxidant activity of turmeric (Curcuma longa) J Ethnopharmacol. 1995;47:59–67
- Balakrishnan K. V. Postharvest technology and processing of turmeric. In: Ravindran P. N, Nirmal Babu K, Sivaraman K, editors. Turmeric: The Genus Curcuma. Boca Raton, FL: CRC Press; 2007. pp. 193–256
- Goud V. K, Polasa K, Krishnaswamy K. Effect of turmeric on xenobiotic metabolising enzymes. Plant Foods Hum Nutr. 1993;44:87–92
- Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Văn Đàn .Viện Dược liệu Công trình nghiên cứu khoa học 1972 – 1986; CA, 124, 1996. 140 – 946s
- Dược điển Việt Nam IV. 2009
- Bundy R, Walker A. F, Middleton R. W, Booth J. Turmeric extract may improve irritable bowel syndromesymptomology in otherwise healthy adults: A pilot study. J Altern Complement Med. 2004;10:1015–8.[PubMed]
- Mahady G. B, Pendland S. L, Yun G, Lu Z. Z. Turmeric (Curcuma longa) and curcumin inhibit the growth of Helicobacter pylori, a group 1 carcinogen. Anticancer Res. 2002;22:4179–81. [PubMed]
- Kositchaiwat C, Kositchaiwat S, Havanondha J. Curcuma longa Linn. in the treatment of gastric ulcer comparison to liquid antacid: A controlled clinical trial. J Med Assoc Thai. 1993;76:601–5.
- Baliga MS, Joseph N, Venkataranganna MV, Saxena A, Ponemone V, Fayad R. Curcumin, an active component of turmeric in the prevention and treatment of ulcerative colitis: preclinical and clinical observations. Food Funct. 2012 November; 3(11): 1109–1117
- Prucksunand C, Indrasukhsri B, Leethochawalit M, Hungspreugs K. Phase II clinical trial on effect of the long turmeric (Curcuma longa Linn.) on healing of peptic ulcer. Southeast Asian J Trop Med Public Health.2001;32:208–15. [PubMed]
- Miyakoshi M, Yamaguchi Y, Takagaki R. et al. Hepatoprotective effect of sesquiterpenes in turmeric. Biofactors.2004;21:167–70. [PubMed]
- Aggarwal, Bharat B., and Kuzhuvelil B. Harikumar. “Potential Therapeutic Effects of Curcumin, the Anti-Inflammatory Agent, Against Neurodegenerative, Cardiovascular, Pulmonary, Metabolic, Autoimmune and Neoplastic Diseases.”The international journal of biochemistry & cell biology 41.1 (2009): 40–59.PMC. Web. 23 Mar. 2016.
- Allegri, Pia, Antonio Mastromarino, and Piergiorgio Neri. “Management of Chronic Anterior Uveitis Relapses: Efficacy of Oral Phospholipidic Curcumin Treatment. Long-Term Follow-Up.” Clinical Ophthalmology (Auckland, N.Z.) 4 (2010): 1201–1206. PMC. Web. 23 Mar. 2016.
- Araujo C. C, Leon L. L. Biological activities of Curcuma longa L. Mem Inst Oswaldo Cruz.2001;96:723–8. [PubMed] [Reference list]
- Abidi, Afroz et al. “Evaluation of Efficacy of Curcumin as an Add-on Therapy in Patients of Bronchial Asthma.” Journal of Clinical and Diagnostic Research : JCDR 8.8 (2014): HC19–HC24. PMC. Web. 24 Mar. 2016.
- Nadkarni, K.M., The Indian Materia Medica. Bombay Popular Prakashan, 1976.
- Bhatia, Madhu et al. “Novel Therapeutic Approach for the Treatment of Periodontitis by Curcumin.” Journal of Clinical and Diagnostic Research : JCDR8.12 (2014): ZC65–ZC69. PMC. Web. 24 Mar. 2016.
- Kutluay, Sebla B. et al. “Curcumin Inhibits Herpes Simplex Virus Immediate-Early Gene Expression by a Mechanism Independent of p300/CBP Histone Acetyltransferase Activity.” Virology 373.2 (2008): 239–247. PMC. Web. 24 Mar. 2016.
- Funk, Janet L. et al. “Turmeric Extracts Containing Curcuminoids Prevent Experimental Rheumatoid Arthritis.” Journal of natural products 69.3 (2006): 351–355. PMC. Web. 24 Mar. 2016.
- Trujillo, Joyce et al. “Renoprotective Effect of the Antioxidant Curcumin: Recent Findings.” Redox Biology 1.1 (2013): 448–456. PMC. Web. 24 Mar. 2016.
- Anggakusuma, Colpitts CC, et all. Turmeric curcumin inhibits entry of all hepatitis C virus genotypes into human liver cells. Gut. 2014 July; 63(7): 1137–1149
- Kim H. J, Yoo H. S, Kim J. C. et al. Antiviral effect of Curcuma longa Linn. extract against hepatitis B virus replication. J Ethnopharmacol. 2009;124(2):189–96. [PubMed] [Reference list]
- Gurib-Fakim A. Medicinal plants: Traditions of yesterday and drugs of tomorrow. Mol Aspects Med. 2006;27:1–93. [PubMed]
- Mukerji B, Zaidi S. H, Singh G. B. Spice and gastric function: Part I-effect of Curcuma longa in the gastric secretion in rabbits. Lucknow, India: Central Drug Research Institute. J Sci Indstr Res. 1961;20C:25–8.
- Mrudula T, Suryanarayana P, Srinivas P. N, Reddy G. B. Effect of curcumin on hyperglycemia-induced vascular endothelial growth factor expression in streptozotocin-induced diabetic rat retina. Biochem Biophys Res Commun. 2007;361:528–32. [PubMed]
- Arun N, Nalini N. Efficacy of turmeric on blood sugar and polyol pathway in diabetic albino rats. Plant Foods Hum Nutr. 2002;57:41–52. [PubMed]
- Wickenberg, Jennie, Sandra Lindstedt Ingemansson, and Joanna Hlebowicz. “Effects of Curcuma Longa (turmeric) on Postprandial Plasma Glucose and Insulin in Healthy Subjects.” Nutrition Journal 9 (2010): 43. PMC. Web. 25 Mar. 2016.
- Dixit V. P, Jain P, Joshi S. C. Hypolipidaemic effects of Curcuma longa L. and Nardostachys jatamansi, DC in triton-induced hyperlipidaemic rats. Indian J Physiol Pharmacol. 1988;32:299–304. [PubMed]
- Di Pierro, et al. Potential role of bioavailable curcumin in weight loss and omental adipose tissue decrease: preliminary data of a randomized, controlled trial in overweight people with metabolic syndrome. Preliminary study. European Review for Medical and Pharmacological Sciences. 2015; 19: 4195-4202
- Kim JH, Kim OK. Et al. .Anti-obesity effect of extract from fermented Curcuma longa L. through regulation of adipogenesis and lipolysis pathway in high-fat diet-induced obese rats.Food Nutr Res. 2016 ;60:30428.
- Yan He, Yuan Yue, Xi Zheng , Kun Zhang , Shaohua Chen and Zhiyun Du. Curcumin, Inflammation, and Chronic Diseases: How Are They Linked?. Molecules 2015, 20, 9183-9213.
- Cohly H. H, Taylor A, Angel M. F, Salahudeen A. K. Effect of turmeric, turmerin and curcumin on H2O2-induced renal epithelial (LLC-PK1) cell injury. Free Radic Biol Med.1998;24:49–54. [PubMed] [Reference list]
- B. Mythri, M. M. Srinivas Bharath. Curcumin: a potential neuroprotective agent in Parkinson’s disease. Curr Pharm Des. 2012; 18(1): 91–99.
- Aggarwal, Bharat B., and Kuzhuvelil B. Harikumar. “Potential Therapeutic Effects of Curcumin, the Anti-Inflammatory Agent, Against Neurodegenerative, Cardiovascular, Pulmonary, Metabolic, Autoimmune and Neoplastic Diseases.”The international journal of biochemistry & cell biology 41.1 (2009): 40–59.PMC. Web. 25 Mar. 2016.
- Yan He, Yuan Yue, Xi Zheng, Kun Zhang, Shaohua Chen, Zhiyun Du.Curcumin, inflammation, and chronic diseases: how are they linked?. Molecules. 2015; 20(5): 9183–9213. Published online 2015 May 20.
- Singh, Vibha et al. “Turmeric – A New Treatment Option for Lichen Planus: A Pilot Study.” National Journal of Maxillofacial Surgery 4.2 (2013): 198–201.PMC. Web. 27 Mar. 2016.
- Sarafian, Golnaz et al. “Topical Turmeric Microemulgel in the Management of Plaque Psoriasis; A Clinical Evaluation.” Iranian Journal of Pharmaceutical Research : IJPR 14.3 (2015): 865–876. Print.
- Prashanti de Jager, Article: “Turmeric: The Ayurvedic Spice of Life”, 2003.
- Frawley, David & Vasant Lad, The Yoga of Herbs . Lotus Light Publications, 1993.
- Nadkarni, K.M., The Indian Materia Medica. Bombay Popular Prakashan, 1976.
- Kulkarni, S. K., and A. Dhir. “An Overview of Curcumin in Neurological Disorders.” Indian Journal of Pharmaceutical Sciences 72.2 (2010): 149–154.PMC. Web. 30 Mar. 2016.
- Jayesh Sanmukhani, Vimal Satodia, Jaladhi Trivedi, Tejas Patel, Deepak Tiwari, Bharat Panchal, Ajay Goel, Chandra Bhanu Tripathi. Efficacy and safety of curcumin in major depressive disorder: a randomized controlled trial. Phytother Res. 2014 April; 28(4): 579–585. Published online 2013 July 6.
- Aratanechemuge Y, Komiya T, Moteki H, Katsuzaki H, Imai K, Hibasami H. Selective induction of apoptosis by ar-turmerone isolated from turmeric (Curcuma longa L.) in two human leukemia cell lines, but not in human stomach cancer cell line. Int J Mol Med. 2002;9:481–4. [PubMed]
- Villaseñor I. M, Simon M. K, Villanueva A. M. Comparative potencies of nutraceuticals in chemically induced skin tumor prevention. Nutr Cancer. 2002;44:66–70. [PubMed]
- Deshpande S. S, Ingle A. D, Maru G. B. Chemopreventive efficacy of curcumin-free aqueous turmeric extract in 7,12-dimethylbenz[a]anthracene-induced rat mammary tumorigenesis. Cancer Lett. 1998a;123:35–40. [PubMed]
- Cruz-Correa M, Shoskes D. A, Sanchez P, editors. et al. Combination treatment with curcumin and quercetin of adenomas in familial adenomatous polyposis. Clin Gastroenterol Hepatol. 2006;4:1035–8. [PubMed]
- Hanai H, Sugimoto K. Curcumin has bright prospects for the treatment of inflammatory bowel disease. Curr Pharm Des. 2009;15:2087–94. [PubMed]
- Dance-Barnes, Stephanie T. et al. “Lung Tumor Promotion by Curcumin.”Carcinogenesis 30.6 (2009): 1016–1023. PMC. Web. 31 Mar. 2016.
- Azuine M. A, Bhide S. V. Protective single/combined treatment with betel leaf and turmeric against methyl (acetoxymethyl) nitrosamine-induced hamster oral carcinogenesis. Int J Cancer. 1992a;51:412–5. [PubMed]
- Altaf S. Darvesh, Bharat B. Aggarwal, Anupam Bishayee. Curcumin and liver cancer: a review. Curr Pharm Biotechnol. 2012 January; 13(1): 218–228.
- Azuine M. A, Bhide S. V. Chemopreventive effect of turmeric against stomach and skin tumors induced by chemical carcinogens in Swiss mice. Nutr Cancer. 1992b;17:77–83. [PubMed]
- Partha Basu, et al. Clearance of Cervical Human Papillomavirus Infection by Topical Application of Curcumin and Curcumin Containing Polyherbal Cream: A Phase II Randomized Controlled Study. Asian Pac J Cancer Prev. 2013 ;14(10):5753-9
- Srivastava, M. Dikshit, R.C. Srimal, B.N. Dhawan. Anti-thrombotic effect of curcumin. Thrombosis Research. 1985; 40; 413-417
- Wang, N.-P., Wang, Z.-F., Tootle, S., Philip, T. and Zhao, Z.-Q. (2012), Curcumin promotes cardiac repair and ameliorates cardiac dysfunction following myocardial infarction. British Journal of Pharmacology, 167: 1550–1562.